Đề phòng ho ở trẻ nhỏ khi thời tiết chuyển lạnh

Thời tiết là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến các vấn đề sức khỏe trẻ em. Thời điểm dễ mắc bệnh là những tháng cuối năm, khi tiết trời trở lạnh. Do vậy, mùa lạnh còn được gọi là mùa bệnh ở trẻ em. Rét đậm, độ ẩm cao, trẻ không thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của mình nhanh như người lớn, dễ nhiễm lạnh nhanh khiến nhiều trẻ bị bệnh hô hấp như: ho, sổ mũi, nghẹt mũi, viêm amidan….


Giữ cho trẻ đủ ấm

Khi trờ trở lạnh, thời tiết thay đổi cần chú ý giữ ấm cho trẻ:
- Mặc cho trẻ quần áo ấm, đội nón, quấn khăn, mang bao tay, vớ tất.
- Giữ cho phòng ngủ không bị gió lùa và ấm cả ngày lẫn đêm. Trẻ sơ sinh nằm cùng giường với mẹ. Bú mẹ, cũng là một cách giữ ấm.
- Tránh giữ ấm bằng nằm than, chai nước nóng hay gạch hơ nóng vì có thể gây tổn thương da trẻ.
Khi tắm trẻ có nguy cơ mất nhiệt, phương pháp tắm nhiều bước giúp trẻ được ấm như sau:
- Tắm trong phòng kín gió. Chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để trẻ không bị cởi trần lâu và tắm được nhanh hơn.Đảm bảo nước tắm ấm (32oC).
- Rửa mặt trẻ trước, gội đầu sau cùng. Sau khi gội, lau khô tóc và da đầu cho trẻ ngay, lau nhiều lần đến khi đảm bảo tóc khô.
- Tắm nhanh cho trẻ. Lau khô trẻ thật nhanh và hoàn toàn bằng khăn ấm. Mặc quần áo, áo ấm. Trẻ nhỏ đội mũ,quấn tã và đặt vào mẹ ngay.

Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trẻ


Các biện pháp giúp trẻ phòng chống bệnh mùa lạnh cần áp dụng thường xuyên để tăng cường sức khỏe:
- Giúp trẻ ăn bổ, ngủ ngon, học đủ, chơi an toàn. Chọn thức ăn nóng, uống nước ấm. Tránh ăn thức ăn lạnh, quá mặn hoặc quá ngọt. Giữ da và rốn trẻ sạch khô. Dùng kem dưỡng ẩm duy trì độ ẩm da. Cắt móng tay ngắn, tránh gãi ngứa. Không tự ý băng, đắp thuốc theo kinh nghiệm.
- Dạy trẻ thói quen vệ sinh: Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Người chăm sóc cũng phải thường xuyên rửa tay trước khi ẵm bồng hoặc chăm sóc trẻ, chế biến thức ăn và cho trẻ ăn uống.


Mùa lạnh ở nước ta có sự chênh lệch thời tiết trong ngày, lạnh nhiều vào chiều tối và buổi sáng nhưng lại nóng hơn vào buổi trưa, đan xen những đợt mưa bão cùng những ngày áp thấp nhiệt đới. Khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể lại giảm theo tuổi do vậy trẻ em bị mất nhiệt nhanh hơn so với người lớn trẻ có nguy cơ bị nhiễm lạnh, dễ gây ho và các bệnh hô hấp. Phụ huynh không nên chủ quan để ho của trẻ trở nặng. Có thể ban đầu ho chỉ đơn thuần chỉ là triệu chứng viêm hô hấp nhưng để lâu sẽ thành viêm phổi, bệnh tình rất phức tạp rất khó điều trị.


Khi trẻ ho có thể sử dụng các vị thuốc Nam dễ kiếm như tía tô, chanh, bạc hà, rau má... với cách chế biến cực kỳ đơn giản hoặc kết hợp nhiều các vị thuốc khác nhau để điều trị. Lưu ý, khi sử dụng những bài thuốc dân gian, những vị thuốc Nam để trị ho cần chú ý tới tính năng, tác dụng của mỗi vị thuốc bởi mỗi vị thuốc điều trị bệnh theo các phương pháp và phác đồ riêng. Thuốc Nam có tiến triển chậm, nhưng chắc, bền do tập chung điều trị vào nguyên nhân gây bệnh.

Kế thừa hàng nghìn năm điều trị bệnh của các danh y kết hợp với những nghiên cứu tâm huyết của những thầy thuốc giàu kinh nghiệm của Phúc Hưng Đường, bằng công nghệ tiên tiến, hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế, từ những vị thuốc Nam quý giá, Đông Dược Phúc Hưng đã tạo nên các sản phẩm thuốc Nam điều trị ho hiệu quả như thuốc ho P/H, thuốc ho Ma Hạnh… Có mặt trên thị trường hơn 20 năm qua, những sản phẩm thuốc ho của Phúc Hưng được hàng triệu người tin dùng, liên tục được bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao, góp phần chăm sóc sức khỏe cho mọi gia đình Việt.

Với hàm lượng dược liệu đậm đặc, thuốc ho P/H của Đông Dược Phúc Hưng bào chế dạng cao lỏng, điều trị hiệu quả các chứng ho khan, ho có đờm, ho do thay đổi thời tiết, viêm họng, viêm phế quản, kháng khuẩn giúp nhanh chóng làm dứt cơn ho và đau rát cổ họng. Rất thích hợp trong điều trị các chứng ho dễ tái phát, ho dai dẳng lâu ngày, đặc ho do dị ứng thời tiết.
 

HTT